[Giải nghĩa] Wholesale là gì? Wholesale Price là gì?

[Giải nghĩa] Wholesale là gì? Wholesale Price là gì?
[Giải nghĩa] Wholesale là gì? Wholesale Price là gì?

Tạo bởi seovinalink | Kinh nghiệm | 309 ngày trước

Nếu tìm hiểu nhiều lĩnh vực phân phối, cung ứng và logistics, có lẽ bạn đã nghe nhiều về các thuật ngữ như “Wholesalers”, “Wholesale price”,... Vậy bạn có biết chúng là gì không? 

1. Wholesale là gì? 

Wholesale được nhiều người hiểu là hình thức mua buôn sản phẩmWholesale được nhiều người hiểu theo 1 nghĩa là hình thức mua buôn sản phẩm

Wholesale đề cập đến hai mô hình kinh doanh khác nhau. Định nghĩa này có thể chỉ một công ty có thể mua hàng với số lượng lớn trực tiếp từ nhà sản xuất, lưu trữ hàng hoá trong khó và bán lại.  

Hoặc wholesale cũng có thể ám chỉ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm của riêng mình và bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ, người sau đó bán sản phẩm cho người dùng cuối. 

>>> Xem thêm: Giá sỉ là gì? Nên bán buôn hay bán lẻ?

2. Wholesale Price là gì? 

Wholesale price là giá mà nhà sản xuất tính cho Wholesalers khi mua hàng theo số lượng lớn từ họ. Bởi vì Wholesalers mua hàng theo số lượng lớn, họ có thể đàm phán được mức giảm giá đáng kể từ nhà sản xuất, giúp Wholesalers có thể kiếm lời thông qua mức chênh lệch với giá bán lẻ. 

3. Wholesalers phân phối hàng hoá như thế nào? 

Các nhà bán buôn mua hàng từ nhà phân phối và chuyển chúng cho nhà bán lẻ để bán cho người dùng cuối.  

Các nhà cung cấp hàng buôn tìm kiếm các sản phẩm đang hot để đảm bảo rằng họ có thể cung cấp những sản phẩm mới nhất cho nhà bán lẻ. Ví dụ: Mùa hè năm 2023 tại Việt Nam là quạt tích điện. 

Khi phát hiện một xu hướng, những người trong ngành bán buôn sẽ nghiên cứu và tìm nguồn sản phẩm có mức giá tốt từ nhiều nhà sản xuất và nhà phân phối khác nhau. Sau khi tìm được nguồn hàng tốt với giá rẻ, các nhà bán buôn sau đó phân phối những sản phẩm này cho doanh nghiệp bán lẻ để bán cho người dùng cuối. 

4. Lợi ích của Wholesale (mua buôn)

Có nhiều lợi ích khi đàm phán được với nhà bán buônCó nhiều lợi ích khi đàm phán được với nhà bán buôn

Có 3 lợi ích khi mua buôn hàng hoá:

Tiết kiệm tiền, nâng cao biên lợi nhuận 

Bằng cách mua hàng theo số lượng lớn, bạn có thể tiết kiệm tiền thông qua các chiết khấu khi nhập hàng số lượng lớn. Điều này có nghĩa là bạn có thể nhập sản phẩm với giá thấp hơn khi mua với số lượng nhiều và có thể bán chúng với lợi nhuận cao hơn.  

Tùy thuộc vào số tiền bạn đầu tư ban đầu, bạn có thể cạnh tranh các đối thủ về giá thông qua việc nhập hàng số lượng lớn với giá rẻ. 

Xây dựng mạng lưới các nhà cung cấp 

Những người trong mạng lưới Wholesalers cần có một mạng lưới rộng lớn với các nhà cung cấp và nhà sản xuất chất lượng mà họ có thể tin cậy. Giao hàng phải đúng hẹn, sản phẩm phải chất lượng cao  đẻ đảm bảo việc phân phối, cung ứng diễn ra một cách suôn sẻ. Điều này giúp thương hiệu Wholesalers được xây dựng uy tín trong mắt nhà bán lẻ. 

Mở rộng kinh doanh 

Sau khi bạn có một vị thế vững chắc trong ngành của mình, bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy các cơ hội kinh doanh mới ở các thị trường khác có liên quan.  

Các cơ hội này có thể là những sản phẩm có thể bán kèm với sản phẩm chính hoặc bán chéo sản phẩm công ty khác có liên quan đến ngành nghề mình đang hoạt động để tối đa hoá lợi ích kinh doanh  và mở rộng hợp tác đầu tư. 

5. Các loại Wholesalers 

Nhìn chung, các doanh nghiệp bán buôn có thể nằm một trong ba đối tượng sau đây: 

Merchant Wholesalers 

Đây là loại Wholesalers phổ biến nhất. Merchant wholesalers mua số lượng lớn sản phẩm và phân phối chúng cho nhà bán lẻ với số lượng nhỏ hơn với mức giá chênh lệch một chút. 

Merchant wholesalers không sản xuất sản phẩm của riêng họ, nhưng họ có kiến thức sâu về các sản phẩm để biết khi nào là thời điểm thích hợp để bắt đầu phân phối chúng cho doanh nghiệp bán lẻ thuộc các ngành nghề khác nhau. 

Brokers  

Brokers không sở hữu hàng hoá. Thay vào đó, họ là người môi giới giữa một wholesalers và khách hàng (nhà bán lẻ) của họ. Một broker sẽ là trung gian thương lượng các thoả thuận hài hoà lợi ích giữa hai bên và hưởng hoa hồng khi thương vụ thành công. 

Sales and Distribution 

Thay vì phụ thuộc vào việc tìm một nhà sản xuất, một nhà sản xuất có thể thuê người đại diện cho họ để tiếp cận các Wholesalers. Người này là nhân viên của nhà sản xuất, làm việc ở vị trí Saleman.  

Saleman sẽ thay mặt công ty mình (nhà cung cấp) liên hệ và tiếp xúc với các Wholesalers để thương thảo và tiến tới đạt thoả thuận cung cấp sản phẩm cho Wholesalers.  

Lời kết 

Tổng kết lại, thuật ngữ Wholesalers chỉ những doanh nghiệp mua hàng theo số lượng lớn từ nhà sản xuất hoặc sản xuất sản phẩm của riêng mình và bán cho các nhà bán lẻ. Wholesale pricing là giá bán buôn được tính cho những đơn hàng lớn từ nhà sản xuất, và nó thường cao hơn giá bán lẻ để cho phép nhà bán buôn có lợi nhuận khi bán lại sản phẩm. 

Qua bài viết trên, Tín Phong Logistics đã giúp bạn hiểu rõ về thuật ngữ “Wholesale là gì?” và những thông tin liên quan. Hy vọng rằng, với kiến thức hữu ích trên, bạn đã có thể áp dụng chúng trong công việc, học tập và cuộc sống của mình. Chúc bạn thành công! 

>>> Nếu có nhu cập nhập hàng Trung Quốc, tham khảo dịch vụ: Vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam giá rẻ của Tín Phong Logistics