Tết Trung Thu - loại Tết cổ truyền này bắt nguồn từ đâu?

Tết Trung Thu - loại Tết cổ truyền này bắt nguồn từ đâu?
Tết Trung Thu - loại Tết cổ truyền này bắt nguồn từ đâu?

Tạo bởi seovinalink | Kinh nghiệm | 508 ngày trước

Tết Trung Thu hay còn gọi là tết đoàn viên là một trong những loại tết phổ biến và rất quan trọng đối với người dân Việt Nam. Nhưng xuất xứ của nó đến hiện tại vẫn gây tranh cãi khi nhiều người quan niệm, Tết Trung Thu có xuất xứ từ Trung Quốc, vậy đâu là câu trả lời chính xác?

1. Vài nét về Tết Trung Thu

Người Việt Nam thường có câu “Trung thu là tết đoàn viên” tức là cứ đến ngày tết này, gia đình sẽ được đoàn viên, sum họp. Dù có bận rộn hay vướng bận nhiều thứ trong cuộc sống nhưng cứ đến ngày 15/8 âm lịch hằng năm thì những người con lại tạm gác tất cả và trở về quây quần bên cha mẹ. Đó cũng chính là ý nghĩa của ngày tết trên muốn truyền đạt.

gia-dinh-sum-vay-ngay-trung-thu
Hình ảnh gia đình sum họp ngày Tết Trung Thu.

Không chỉ có tên gọi trên, tết thiếu nhi hay tết trông trăng cũng được rất nhiều nơi sử dụng. Có lẽ những tên gọi này xuất phát từ chính các thức hay ý nghĩa của ngày lễ đó mang lại theo cảm nhận của từng vùng.

Gọi là tết thiếu nhi bởi vì cứ đến ngày này, trẻ em lại nô nức mong chờ được phá cỗ, được cầm lồng đèn đi quanh xóm hay được ăn những món bánh, chiếc kẹo cùng gia đình. Bên cạnh đó, cứ đến ngày này, sẽ có rất nhiều hoạt động múa hát, văn nghệ hay những vở kịch diễn ra theo đúng ý nghĩa dành cho thiếu nhi.

Còn tên gọi tên trông trăng có lẽ xuất phát từ việc trăng ngày rằm tháng 8 rất tròn và to nên cứ đến ngày này, các gia đình lại cùng nhau ngồi ăn bánh và ngắm trăng. Hình ảnh quả trứng muối trong bánh được ví như hình mặt trăng đêm rằm, mang ý nghĩa đoàn viên, sum vầy.

2. Tết Trung Thu - loại tết có nguồn gốc gây tranh cãi

Đánh giá chung về sự tranh cãi trên

Có hai luồng quan điểm về nguồn gốc nói trên, một bên thì cho rằng đây là loại tết có nguồn gốc từ Trung Quốc và bên còn lại thì cho rằng nó là tết cổ truyền của Việt Nam. Vậy đâu mới là nguồn gốc chính xác?

tet-trung-thu-co-nguon-goc-tu-trung-quoc
Tết Trung Thu - Tết cổ truyền của Việt Nam hay là sự du nhập từ văn hóa Trung Quốc?

Ngay tại thời điểm này, câu hỏi này cũng vẫn còn gây tranh cãi, và có 3 truyền thuyết mà cứ đến ngày này hằng năm, mọi người lại được nghe kể là truyền thuyết về nàng Hằng Nga, truyền thuyết chú cuội trên cung trăng hay truyền thuyết về vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng.

Và từ 3 truyền thuyết chính này, mỗi nơi lại có thêm thắt một vài chi tiết từ đó tạo ra rất nhiều dị bản, khiến câu chuyện về sự tích ngày lễ Tết Trung Thu thêm sinh động và thu hút người nghe.

Phân tích cụ thể về hai luồng quan điểm

-Quan điểm cho rằng nguồn gốc ngày lễ có từ Trung Quốc và Việt Nam chỉ là nước du nhập văn hóa trên từ Trung Quốc. Theo sử sách của Trung Quốc, ngày lễ này có rất nhiều sự tích.

Đó là ngày lễ có từ thời Xuân Thu, ra đời nhằm ăn mừng mùa vụ bội thu. Là sự tích về chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ hay là câu chuyện về vua Đường Minh Hoàng được du ngoạn cung trăng vào rằm tháng 8…tất cả tạo nên những câu chuyện rất thú vị và lôi cuốn người nghe.

-Quan điểm cho rằng nguồn gốc ngày lễ là của Việt Nam nhưng vẫn chưa rõ nó có từ bao giờ và cũng không có tài liệu nào ghi chép cụ thể về sự hình thành của ngày lễ trên. Theo một số tài liệu thì ngày lễ này có từ thời nhà Lý, khi vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã cho mưa giúp con dân được ấm no.

Tại nước ta, gắn với ngày lễ trên chính là sự tích về chú cuội và chị Hằng. Theo đó, vì để giữ cho cây thuốc quý không bị bay lên trời nên chú Cuội đã bị bay lên cung trăng và gặp chị Hằng.

Tóm lại, dù có nguồn gốc từ đâu thì đây cũng là một ngày lễ mang ý nghĩa đoàn viên, sum vầy, hướng về những điều tốt đẹp. Do vậy, thay vì tranh cãi, chúng ta hãy xem đó là một nét đẹp của từng quốc gia, khu vực cũng như tô điểm thêm cho những câu chuyện đêm trăng rằm thêm sinh động và đa dạng hơn.

tet-trung-thu-net-dep-van-hoa
Đoàn viên ngày lễ Tết, nét đẹp văn hóa Việt.

Tết Trung Thu - Tết đoàn viên, là ngày tết chứa đựng rất nhiều tâm tư, tình cảm của các thành viên trong gia đình. Vào đêm trăng rằm, tất cả thành viên trong gia đình sẽ tạm gác công việc và dành trọn thời gian cho gia đình. Vào đêm rằm tháng 8 cả gia đình lại quây quần ăn bánh, uống trà và trò chuyện với nhau. Và ngắm trăng và thưởng thức bánh trung thu dần trở thành một hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ này.

Sự tròn đầy của trăng rằm tượng trưng cho sự vẹn toàn, sum vầy của các gia đình. Qua đó còn thể hiện được sự gắn kết, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau của các thành viên trong gia đình. Đó cũng chính là một trong những nét đẹp về văn hóa của dân tộc Việt Nam.

>>> Xem thêm: Trang phục truyền thống của Trung Quốc