Cửa khẩu tiếng Trung là gì? Các cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam với Trung Quốc

Cửa khẩu tiếng Trung là gì? Các cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam với Trung Quốc
Cửa khẩu tiếng Trung là gì? Các cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam với Trung Quốc

Tạo bởi seovinalink | Kinh nghiệm | 584 ngày trước

Có phải bạn đang thắc mắc cửa khẩu tiếng trung là gì? Hãy cùng Tín Phong Logistics giải đáp thắc mắc này ở phía dưới. Và cùng tìm hiểu về các cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam với Trung Quốc nhé.

1. Cửa khẩu tiếng Trung là gì?

Cửa khẩu tiếng Trung Quốc là 关口 (Guānkǒu). Cửa khẩu được hiểu đơn giản là nơi mà phương tiện, hàng hóa hoặc con người trong nước được phép xuất cảnh ra nước ngoài. Hoặc ngược lại là nhập cảnh vào trong nước đó. Tất cả các phương tiện, hàng hóa và người đi qua cửa khẩu đều phải tuân theo quy định của pháp luật. Và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của biên phòng, hải quan và y tế.

Hiện nay có ba loại cửa khẩu, đó chính là:

Cửa khẩu đường bộ, được đặt tại các điểm nút giao thông ở trong nước và nước ngoài.

Cửa khẩu đường biển thì đặt ở tại các cảng biển.

Còn cửa khẩu đường hàng không được đặt tại các sân bay quốc tế.

cua-khau-tieng-trung-la-gi
Cửa khẩu tiếng Trung là 关口 (Guānkǒu)

Các cửa khẩu biên giới đất liền chính là nơi thực hiện xuất nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu và nhập khẩu quan lại giữa hai nước. Bao gồm có cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cùng với cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa. Căn cứ vào phạm vi đối tượng xuất, nhập thì cửa khẩu biên giới đất liền gồm: cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ và thêm lối mở biên giới.

Cửa khẩu quốc tế được mở cho phép các phương tiện, người của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh, xuất hàng hóa,...

Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) thì cho phép người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng có chung cửa khẩu được xuất nhập cảnh. Hoặc hàng hóa, vật phẩm được xuất khẩu, nhập khẩu.

Cửa khẩu phụ chỉ dành riêng cho tỉnh biên giới hai nước có cơ hội xuất cảnh, nhập cảnh. Hàng hóa, cùng vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.,...

Lối mở biên giới hay còn được gọi là đường qua lại chợ biên giới. Được mở cho cư dân biên giới hai bên qua lại, buôn bán.

>>> Xem thêm: Phần mềm dịch tiếng trung bằng hình ảnh

2. Các cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam với Trung Quốc

Dưới đây là danh sách các cửa quốc tế đường bộ Việt Nam với Trung Quốc

Móng Cái (Đông Hưng )

cua-khau-mong-cai
Cửa khẩu Móng Cái sang Đông Hưng, Trung Quốc

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái nằm tại phường Hòa Lạc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Cửa khẩu này thông thương với cửa khẩu quốc tế Đông Hưng, tại huyện Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Địa điểm được chính phủ hai nước chọn là cột mốc phân định chính là Cầu Bắc Luân. Từ cửa khẩu Móng Cái đi đến Hà Nội khoảng hơn 310km, nếu di chuyển bằng ô tô sẽ mất hơn 5 tiếng đồng hồ.          

Hữu Nghị (Hữu Nghị quan)

Cửa khẩu Hữu Nghị (Hữu Nghị quan)
Cửa khẩu Hữu Nghị (Hữu Nghị quan)

Cửa khẩu Hữu Nghị là một cửa khẩu quốc tế đường bộ của nước ta. Nằm trên biên giới của Việt Nam và Trung Quốc, điểm nối của tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Hà Nội. Nó thuộc thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Cửa khẩu Hữu Nghị được coi như là một mốc quan trọng để kết nối kinh tế, văn hóa giữa hai nước. Ở cửa khẩu Hữu Nghị, Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và tại phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117. Đây đều là hai cột một lớn và quan trọng, có gắn Quốc huy của hai nước. Từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Hà Nội khoảng hơn 170k, sẽ mất hơn 1h khi chuyển bằng đường bộ trên quốc lộ 1A.

Tà Lùng (Thủy Khẩu)

Cửa khẩu Tà Lùng (Thủy Khẩu)
Cửa khẩu Tà Lùng (Thủy Khẩu)

Cửa khẩu Tà Lùng thuộc tổ dân phố Tân Thịnh, thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Đây chính là điểm cuối của quốc lộ 3, thông thương sang cửa khẩu quốc tế Thủy Khẩu. Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng được xem như là yếu tố lập ra khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng. Có tác động rất lớn đến tình hình kinh tế của Cao Bằng nói riêng, Việt Nam nói chúng. Từ cửa khẩu Tà Lùng đi đến Hà Nội khoảng hơn 270km, đi đường bộ mất hơn 5 tiếng đồng hồ.

Thanh Thủy (Thiên Bảo)

Cửa khẩu Thanh Thủy (Thiên Bảo)
Cửa khẩu Thanh Thủy (Thiên Bảo)

Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy chính là cửa khẩu quan trọng nhất tại tỉnh Hà Giang. Nó thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. Cửa khẩu Thanh Thủy này được quyết định thành lập vào ngày 15 tháng 1 năm 2010. Nơi đây được xây dựng hoàn chính, với các khu hành chính, khu đô thị, khu phi thuế quan, khu công nghiệp,... Từ cửa khẩu Thanh Thủy đi đến thủ đô Hà Nội khoảng hơn 300k, sẽ mất hơn 6 tiếng đồng hồ di chuyển.

Lào Cai (Hà Khẩu)

Lào Cai (Hà Khẩu)
Lào Cai (Hà Khẩu)

Cửa khẩu Quốc Tế Lào Cai thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai. Cửa khẩu này thông thương qua cầu Hồ (Hồ Kiều) bắc qua sông biên giới Nậm Thi, để đi tới cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Từ đây đi đến thủ đô Hà Nội khoảng hơn 230km, di chuyển mất hơn 5 tiếng đồng hồ.

Thông qua bài viết trên, bạn đã biết cửa khẩu tiếng Trung là gì chưa nhỉ? Chúng tôi cũng đã đưa ra cho bạn danh sách các cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam với Trung Quốc. Hy vọng với các thông tin này, sẽ giúp cho công việc nhập hàng, xuất hàng thuận lợi hơn.

>>> Xem thêm: Kho Nghĩa Ô ở đâu Trung Quốc?

 

FAQ

Cửa khẩu Hữu Nghị tiếng Trung là gì?

Cửa khẩu Hữu Nghị tiếng Trung là 友誼關

Cửa khẩu Tiếng Anh là gì?

Cửa khẩu tiếng Anh là Border Gate

Nếu có nhu cầu vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam, xin liên hệ với chúng tôi tại:

Tín Phong Logistics

Địa chỉ: Tầng 6 Tòa FAFIM VIETNAM - Ngõ 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 1.900.299.234

Email: lh@tinphonglogistics.com

Fanpage: https://www.facebook.com/tinphonglogistics